Rút chân nhang vào ngày nào thì tốt? Nếu như gia chủ muốn tỉa chân nhang bát hương cho nhà mình nhưng chưa chọn được ngày tốt thì hãy tham khảo bài viết của xosochuan.net để rõ nhé.
Rút chân nhang vào ngày nào thì tốt?
Theo tâm linh thì việc rút chân nhang bàn thờ gia tiên được phần lớn các gia chủ tiến hành vào ngày 23 tháng Chạp, sau lễ cúng Ông Công, Ông Táo. Đây là thời điểm chuẩn bị khép lại năm cũ và cận kề năm mới với nhiều nghi thức tâm linh rất phong phú.
Với những gia đình việc lên hương ở bàn thờ Gia tiên diễn ra không thật thường xuyên, thì thời điểm tỉa chân hương vào dịp 23 tháng Chạp mỗi năm là hợp lý. Nhưng trên thực tế, có không ít gia chủ là trưởng họ hay con trưởng, phải đảm đương và làm nhiều nghi thức tâm linh khác nhau, nên nếu tỉa 1 năm 1 lần thì bát nhang sẽ rất đầy.
Do đó, tùy vào tình hình thực tế, khi bát hương quá đầy, các bạn có thể thực hiện nghi thức tỉa chân nhang bàn thờ vào ngày Rằm của tháng. Chỉ cần thực hiện đúng và đủ các bước, gua chủ có thể yên tâm thực hiện
Hướng dẫn cách rút tỉa chân nhang ngày ông Công ông Táo
Việc dọn dẹp bàn thờ, rút, tỉa chân hương sau khi cúng ông Táo là vô cùng quan trọng nên người thực hiện phải là người có tính cẩn thận, thận trọng, sạch sẽ, chu đáo. Có nhiều gia đình sẽ mời các thầy hoặc pháp sư về bái thỉnh tỉa chân hương, nhưng trên thực tế, việc tỉa chân hương, dọn dẹp tại gia tốt nhất nên để gia chủ có đặc điểm trên sẽ vô cùng tốt.
Người được lựa chọn làm công việc dọn dẹp bàn thờ, rút chân hương cũng phải tắm rửa sạch sẽ, thực hiện nghi lễ với sự thành tâm. Sau khi thắp một nén hương xin phép trên bàn thờ, gia chủ sẽ rút từng chân hương một, cho đến khi còn lại một vài chân hương đẹp nhất thường là ở số lẻ: 3, 5, 7, 9.
Khi đã tỉa xong chân nhang thì gia chủ hãy hóa chúng đi rồi thả suống ao hồ sạch sẽ, như thế mới mong mọi chuyện tốt đẹp
Những đại kỵ cần tránh khi rút tỉa chân nhang
Dùng dụng cụ không sạch để lau dọn ban thờ
Bàn thờ là nơi tôn nghiêm và linh thiêng, cho nên khi lau dọn ban thờ, tuyệt đối không dùng dụng cụ bẩn lau mà phải dùng khăn sạch không dùng gì để lau dọn bàn thờ.
Đặt bát hương chông chênh
Bát hương cần được đặt ở vị trí chắc chắn, không được đặt chỗ chông chênh vì có nguy cơ bị xê dịch. Trong quá trình lau dọn ban thờ, rút tỉa chân nhang, hạn chế di chuyển mạnh bát hương để cầu mọi thứ ổn định nhé
Làm đổ vỡ đồ thờ cúng
Các cụ lâu nay vốn kiêng kỵ làm đổ vỡ đồ vật, nhất là các đồ thờ cúng trên bàn thờ. . Đồ thờ cúng trên ban thờ thể hiện lòng thành của con cháu với người đã khuất và các vị thần linh. Cho nên khi làm vỡ, người xưa quan niệm rằng đó là dấu hiệu tổ tiên không hài lòng điều gì đó hoặc điềm xấu sẽ tới, nên gia chủ hãy thật cẩn thận nhé
Bỏ cát vào trong bát hương
Ở miền Bắc thì bát hương cần được bốc bằng tro sạch, đốt từ rơm nếp hoặc rơm tẻ sạch, lọc kỹ để bỏ đi những tạp chất, thể hiện sự trang nghiêm và thanh tịnh. Gia chủ không nên bỏ cát vào trong bát hương. Quan niệm dân gian cho rằng việc làm này sẽ khiến cho gia đình lục đục, gặp những điều không may mắn trong năm đó, nhưng với người miền Trung thì việc đó hoàn toàn bình thường.
Trên đây là những chia sẻ của chúng tôi về Rút chân nhang vào ngày nào thì tốt, hy vọng rằng bạn đã nắm được những thông tin kiến thức bổ ích rồi nhé.